Canonical là một khái niệm quan trọng trong SEO, đặc biệt là khi bạn có một trang web có nhiều phiên bản hoặc URL khác nhau. Vậy khái niệm của Canonical là gì và làm thế nào để thẻ Canonical để đưa trang web của bạn lên Top hiệu quả trên các công cụ tìm kiếm? Hãy để VinMedia giúp bạn làm rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
- 1 Canonical là gì?
- 2 Cấu trúc chính xác của thẻ Canonical
- 3 Tầm quan trọng của thẻ Canonical trong SEO như thế nào?
- 4 Những trường hợp nào nên sử dụng thẻ Canonical?
- 5 Hướng dẫn sử dụng Canonical để tối ưu hóa website
- 6 Cách cài đặt Canonical trong WordPress
- 7 Hướng dẫn kiểm tra thẻ Canonical
- 8 Những lỗi cần tránh trong quá trình sử dụng Canonical
- 9 Những điều cần lưu ý khi dùng thẻ Canonical
- 10 Kết luận
Canonical là gì?
Trả lời cho câu hỏi Canonical là gì thì đây là một thuật ngữ được sử dụng trong SEO, hay còn gọi với cái tên Rel=”Canonical”. Thẻ này là một thành phần của HTML nhằm khai báo URL gốc và giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung trên các trang web. Khi một trang web có nhiều phiên bản hoặc URL khác nhau, điều này có thể gây ra những vấn đề cho các công cụ tìm kiếm khi xác định trang nào là trang chính thức và nội dung nào sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Khi có nhiều URL chứa nội dung giống nhau, việc sử dụng thẻ rel=”canonical” sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung quan trọng và giải quyết các vấn đề về nội dung trùng lặp. Điều này sẽ cải thiện xếp hạng của nội dung đó và dẫn đến việc có nhiều khách hàng hơn đến trang web của bạn. Vì vậy, sử dụng thẻ Canonical là một phương pháp quan trọng trong SEO để giúp tăng cường khả năng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
Để hiểu rõ hơn về trùng lặp URL, cùng xem xét ví dụ dưới đây:
- http://www.vinmedia.com
- http://www.vinmedia.com/index.html
- https://vinmedia.com
Đây đều là trang chủ của website có tên miền vinmedia.com, tuy nhiên những URL này không mang lại hiệu quả phản ánh nội dung chính và khó dẫn người dùng đến trang web mà bạn muốn họ truy cập nhiều nhất.
Cấu trúc chính xác của thẻ Canonical
Thẻ Canonical được viết dưới dạng một đoạn mã HTML và được chèn vào phần đầu của trang web. Vậy cấu trúc chính xác của thẻ Canonical là gì? Đó là một cấu trúc rất đơn giản và nhất quán như sau:
<link rel=”canonical” href=”https://abc.com/”>
Trong đó:
- link rel=“canonical”: Liên kết trong thẻ này là bản gốc của trang này.
- href=“https://abc.com/sample-page/”: truy cập bản gốc tại đây.
Vậy nếu muốn sử dụng thẻ Canonical, bạn chỉ cần chèn đoạn mã trên vào phần đầu của trang web và chỉnh sửa giá trị của thuộc tính href để trỏ đến URL của trang chuẩn nhất.
Tầm quan trọng của thẻ Canonical trong SEO như thế nào?
Như đã đề cập ở mục Canonical là gì, thẻ này là một phương pháp quan trọng trong SEO, được sinh ra để giải quyết vấn đề Duplicate Content (trùng lặp nội dung).
Khi website ngày càng xuất hiện nhiều hoặc các trang bán hàng cung cấp thông tin, dịch vụ thường sẽ dễ dẫn đến việc xuất hiện chứa nội dung tương tự hoặc trùng lặp giữa các trang web hoặc chính trang web đó. Điều này dẫn đến tình trạng trùng lặp nội dung (Duplicate Content) và có thể bị đánh giá thấp bởi các thuật toán của Google.
Việc có nội dung trùng lặp là vấn đề phức tạp cần quan tâm, bởi khi các công cụ tìm kiếm thu thập các URL có nội dung tương tự hoặc giống nhau, các URL đó có thể được Google index và xếp hạng cho một cụm từ khóa nhất định. Điều này có thể khiến các URL không mong muốn được các công cụ tìm kiếm lựa chọn xếp hạng. Tuy nhiên, Canonical là giải pháp cho vấn đề này, thẻ có thể:
- Hợp nhất URL với nội dung tương tự hoặc trùng lặp.
- Đơn giản hóa việc theo dõi chỉ số cho một chủ đề hoặc sản phẩm.
- Quản lý nội dung được phân phối trên các miền khác nhau bằng cách hợp nhất xếp hạng trang cho URL ưu thích.
- Tránh các bots của công cụ tìm kiếm dành thời gian thu thập dữ liệu từ các trang trùng lặp, tập trung vào thu thập dữ liệu từ các trang mới hoặc cập nhật trên trang web.
Những trường hợp nào nên sử dụng thẻ Canonical?
Thẻ Canonical nên được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Phiên bản “www” và không “www” hoặc “http” và “https”:
Các phiên bản “www” và “http” thường gây nhầm lẫn cho người dùng và dẫn đến tình trạng trùng lặp nội dung khi sử dụng các phiên bản. Ngoài ra, trang web còn có thể có nhiều phiên bản dành cho các thiết bị khác nhau, chẳng hạn như phiên bản dành cho di động hoặc máy tính.
- Có và không có dấu gạch chéo ở cuối URL
Một trường hợp phổ biến khác, khi dấu gạch chéo ở cuối mỗi URL khác nhau và nếu cả hai URL đều có thể truy cập được, thì có nghĩa là những trang đó đang bị trùng lặp.
- Phiên bản điện thoại di động và máy tính
Trang web dành cho máy tính và dành cho di động thường có 2 URL khác nhau. Trang dành cho di động thường được biểu thị dưới dạng m.abc.com, trong khi trang dành cho máy tính có thể được biểu thị dưới dạng abc.com. Vì nội dung hai trang này gần như hoàn toàn trùng khớp, nên được xem là trang trùng lặp.
- Sắp xếp và bộ lọc
Việc sử dụng các tác vụ sắp xếp hoặc bộ lọc có thể dẫn đến việc tạo ra nhiều URL khác nhau với nội dung không thay đổi, gây ra tình trạng trùng lặp nội dung trên các công cụ tìm kiếm.
Ví dụ, khi sử dụng bộ lọc khác nhau về giá cả, màu sắc,… cho cùng một dòng sản phẩm, có thể tạo ra nhiều trang khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các trang này đều thể hiện cùng một nội dung và chỉ khác nhau về cách sắp xếp, do đó được coi là trùng lặp nội dung.
- Tìm kiếm nội bộ
Mỗi website đều có tích hợp công cụ tìm kiếm và với mỗi từ khóa truy vấn khác nhau sẽ hiển thị các URL khác nhau. Ví dụ, khi tìm kiếm trên trang https://vinmedia.com.vn/ ta có nhận được các URL như https://vinmedia.com.vn/?s=tiktok hay https://vinmedia.com.vn/?s=Facebook. Điều này có thể được coi là một dạng trùng lặp nội dung.
- Trỏ tới từ 1 trang liên kết
Hoạt động tiếp thị liên kết được biểu thị rõ nhất khi người dùng truy cập vào liên kết mà bạn đặt trên trang của mình để đi đến trang đích và có thêm các tham số giới thiệu. Tuy nhiên, thực tế đó vẫn là trang ban đầu và chỉ có URL bị thay đổi. Điều này cũng được xem là một dạng lỗi trùng lặp nội dung.
- Trùng lặp giữa các tên miền
Có thể có những hệ thống website vệ tinh khác nhau với các tên miền riêng, nhưng một số trang trong đó lại trùng lặp nội dung. Để tránh việc bị Google phát hiện và xử lý, bạn nên chỉ định rõ URL nào là chuẩn trên website và sau đó chuyển hướng những trang trùng lặp đó về trang chuẩn đó.
Hướng dẫn sử dụng Canonical để tối ưu hóa website
Khi đọc lý thuyết Canonical là gì, có thể bạn vẫn sẽ có những mơ hồ không biết nên sử dụng thẻ này thế nào. Thực chất thẻ này rất dễ sử dụng, như đã đề cập ở mục cấu trúc, Vậy nếu muốn sử dụng thẻ Canonical, bạn chỉ cần chèn đoạn mã trên vào phần đầu của trang web và đặt thẻ liên kết này trong cặp thẻ mở đóng <head></head> của trang.
Tuy nhiên, để sử dụng Canonical để tối ưu hóa website một cách hiệu quả, bạn cũng cần tuân thủ các quy tắc dưới đây.
Sử dụng URL tuyệt đối
Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của phần tử liên kết rel=”canonical”, bạn nên sử dụng URL tuyệt đối thay vì các đường dẫn tương đối. Tức là dùng Canonical khi đường dẫn của bạn đã được tối ưu.
URL sử dụng chữ thường
Google có thể xem các URL sử dụng chữ viết hoa và chữ thường là các URL khác nhau. Vì vậy, để tránh việc bị coi là trùng lặp nội dung, bạn nên chuẩn hóa tất cả các URL trên máy chủ của mình sử dụng chữ viết thường. Sau đó, bạn có thể sử dụng các URL viết thường đó cho thẻ Canonical Tag chuẩn của mình.
Sử dụng đúng phiên bản miền (https hay http)
Nếu website của bạn đã chuyển sang sử dụng công nghệ tiêu chuẩn SSL, bạn cần đảm bảo rằng bạn không sử dụng bất kỳ URL nào không phải SSL trong thẻ Canonical Tag của mình. Điều này có nghĩa là bạn phải sử dụng đúng miền HTTPS (SSL) hoặc HTTP. Việc thực hiện đúng như vậy sẽ giúp tránh những nhầm lẫn và đảm bảo kết quả tối ưu cho website của bạn.
Mỗi website chỉ nên dùng một thẻ Canonical
Việc sử dụng nhiều thẻ Canonical Tag cho cùng một trang web có thể gây ra những vấn đề về SEO và dẫn đến sự nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm. Chính vì vậy, khi sử dụng thẻ Canonical Tag, bạn nên chỉ định URL chuẩn duy nhất cho từng trang web và sử dụng thẻ Canonical Tag để chỉ định URL đó.
Cách cài đặt Canonical trong WordPress
Để cài đặt thẻ Canonical trong WordPress rất đơn giản, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị WordPress.
- Bước 2: Chọn trang hoặc bài viết mà bạn muốn chỉ định URL chuẩn.
- Bước 3: Cuộn xuống phía dưới và tìm phần “Yoast SEO” hoặc “All in One SEO Pack” nếu bạn đã cài đặt plugin SEO này.
- Bước 4: Trong phần “Advanced” hoặc “Canonical”, bạn có thể thêm đường dẫn URL chuẩn vào trường “Canonical URL”. Hoặc nếu bạn không muốn sử dụng plugin SEO, bạn có thể thêm thẻ Canonical trực tiếp vào mã HTML của trang web bằng cách sử dụng trình chỉnh sửa mã HTML.
- Bước 5: Lưu lại trang hoặc bài viết.
Hướng dẫn kiểm tra thẻ Canonical
Điều nên làm sau khi đã cài đặt thẻ Canonical là gì? Bạn cần kiểm tra để đạt hiệu quả SEO tối ưu. Bạn có thể kiểm tra thông qua nguồn trang hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như Mozbar hay SeoQuake.
Kiểm tra bằng Page Source
Bạn có thể kiểm tra thẻ Canonical bằng cách xem Page Source (mã nguồn trang web). Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web mà bạn muốn kiểm tra thẻ Canonical.
- Bước 2: Bấm chuột phải và chọn View Page Source (Xem nguồn trang) hoặc nhấn tổ hợp phím tắt “Ctrl + U”
- Bước 3: Tìm kiếm thẻ Canonical trong mã nguồn trang web bằng cách sử dụng chức năng tìm kiếm trong trình duyệt (Ctrl + F hoặc Command + F).
- Bước 4: Nếu thẻ Canonical được thêm vào đúng cách, bạn sẽ thấy đường dẫn URL chuẩn được chỉ định trong thẻ này.
Kiểm tra bằng công cụ hỗ trợ SEO
Bạn có thể sử dụng Mozbar và SeoQuake để kiểm tra, đây là hai công cụ SEO miễn phí giúp bạn kiểm tra thẻ Canonical của website.
Để kiểm tra thẻ Canonical bằng Mozbar, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Cài đặt Mozbar vào trình duyệt web.
- Bước 2: Truy cập vào trang web mà bạn muốn kiểm tra thẻ Canonical.
- Bước 3: Mở Mozbar bằng cách nhấp vào biểu tượng “M” trên thanh công cụ của trình duyệt, chọn “Page Analysis” và chọn “General Attributes”.
- Bước 4: Kiểm tra thông tin về thẻ Canonical tại dòng “rel=canonical”. Nếu trang web có thẻ Canonical, bạn sẽ thấy đường dẫn URL chuẩn được hiển thị. Nếu không có thẻ Canonical, bạn sẽ thấy thông báo “No Canonical Tag Found”.
Để kiểm tra thẻ Canonical bằng SeoQuake, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Cài đặt tiện ích SeoQuake vào trình duyệt web.
- Bước 2: Truy cập vào trang web mà bạn muốn kiểm tra thẻ Canonical.
- Bước 3: Nhấp vào biểu tượng của SeoQuake trong thanh công cụ của trình duyệt và chọn “Diagnosis”.
- Bước 4: Tìm thông tin về thẻ Canonical trong phần “Canonical”. Nếu trang web có thẻ Canonical, bạn sẽ thấy đường dẫn URL chuẩn được hiển thị. Nếu không có thẻ Canonical, bạn sẽ thấy thông báo “No Canonical Tag Found”.
Những lỗi cần tránh trong quá trình sử dụng Canonical
Trên thực tế, mặc dù nhiều SEOer hiểu rõ thẻ Canonical là gì, nhưng vẫn có rất nhiều sai lầm phổ biến khi sử dụng đường dẫn URL chuẩn. Dưới đây là một số sai lầm mà bạn cần tránh khi sử dụng Canonical tags.
Chặn URL trong Robots.txt
Nếu chặn URL trong tệp robots.txt, Google bots sẽ không thể truy cập và thu thập dữ liệu trên đó. Điều này có nghĩa là các thẻ Canonical trên trang web đó sẽ không được hiển thị, và Google bost sẽ không thể chuyển đổi “link equity” từ các đường dẫn Non-Canonical sang Canonical.
URL được chuẩn hóa đặt thẻ “noindex”
Không nên kết hợp thẻ noindex và thẻ Canonical vì chúng là hai yếu tố hoàn toàn trái ngược nhau.
Thường thì Google sẽ ưu tiên thẻ Canonical hơn thẻ noindex. Nếu bạn muốn sử dụng cả thẻ noindex và thẻ Canonical, hãy sử dụng chuyển hướng 301 redirects. Nếu không, chỉ nên sử dụng thẻ rel=”canonical”.
Đặt sai vị trí Canonical
Một lỗi thường gặp là đặt thẻ rel=”canonical” trong phần <body> của trang web. Thực tế, thẻ này chỉ nên được đặt trong phần <head> của trang web. Nếu đặt thẻ Canonical trong phần <body>, nó có thể bị bỏ qua hoặc không được xem là hợp lệ, dẫn đến tình trạng trùng lặp nội dung và xếp hạng kém trên các công cụ tìm kiếm.
Sử dụng quá nhiều thẻ Canonical
Nếu xuất hiện nhiều thẻ rel=”canonical” trên cùng một trang web, Google sẽ có thể bỏ qua tất cả các thẻ này. Lý do cho điều này là do các thẻ canonical có thể được thêm vào hệ thống tại nhiều thời điểm khác nhau, và sự khác biệt giữa các thẻ này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và xếp hạng kém trên các công cụ tìm kiếm.
Không dùng Canonical với thẻ Hreflang
Thẻ Hreflang được sử dụng để chỉ định ngôn ngữ và vị trí địa lý của các trang web. Khi sử dụng thẻ Hreflang, Google khuyên bạn nên chỉ định trang gốc có cùng ngôn ngữ với trang web hoặc ngôn ngữ thay thế tốt nhất nếu không tìm thấy ngôn ngữ chung cho cả hai trang web.
Những điều cần lưu ý khi dùng thẻ Canonical
Để tránh việc mắc phải các lỗi khi sử dụng thẻ Canonical và đạt hiệu quả SEO, bạn nên lưu ý một số những điều sau:
- Chủ động sử dụng Canonical trên trang chủ website của bạn.
- Kiểm tra Canonical Tag động xem các đoạn code không hợp lệ.
- Tránh tín hiệu gây nhiễu ảnh hưởng đến việc công cụ tìm kiếm có thể xác định nhầm thẻ canonical.
- Sử dụng cross-domain Canonical đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Kiểm tra lại các thẻ Canonical khi đã gắn xong để phát hiện các lỗi kịp thời nếu có.
- Thường xuyên chủ động chuẩn hóa trang chủ.
- Khai báo trang chuẩn cho phiên bản di động.
Kết luận
Như vậy, ở bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu Canonical là gì và cách sử dụng thẻ canonical để đảm bảo hiệu quả trong việc lên top tìm kiếm. Có thể thấy rằng, Canonical là một phương pháp hữu ích trong SEO để ưu tiên một trang cụ thể trong trường hợp có nhiều trang có nội dung tương đồng hoặc trùng lặp. Bằng cách sử dụng thẻ canonical, chúng ta có thể chỉ định trang chính để các công cụ tìm kiếm hiểu rõ và xếp hạng trang đó cao hơn.
Tuy nhiên, để tăng uy tín và nâng hạng bài viết của bạn, ngoài tối ưu Canonical, bạn sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác. Một tiết kiệm chi phí và đem lại kết quả tốt nhất, bạn có thể lựa chọn đầu tư SEO tổng thể của đơn vị có Dịch Vụ SEO uy tín. Bạn có thể tham khảo tại VinMedia. Với đội ngũ SEO dày dặn kinh nghiệm cùng với quy trình làm việc rõ ràng, cam kết giúp khách hàng có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, VinMedia còn cung cấp đa dịch vụ Marketing tổng thể giúp tăng trưởng doanh số cho doanh nghiệp của bạn.