Marketing bằng Storytelling hay nói cách khác là phương pháp kể chuyện đang trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu. Vậy Storytelling là gì? Những lợi ích của Storytelling đem lại cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng VinMedia tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Contents
- 1 Storytelling là gì?
- 2 Lịch sử hình thành của Storytelling
- 3 Quá trình phát triển của Storytelling
- 4 Sự khác biệt giữa Content Marketing và Storytelling là gì?
- 5 Lợi ích của Storytelling đem lại cho doanh nghiệp
- 6 Những dạng Storytelling phổ biến hiện nay
- 7 Những lưu ý khi tạo Storytelling theo nguyên tắc G-R-E-A-T
- 8 Cách viết Content Storytelling hiệu quả
- 9 Kết luận
Storytelling là gì?
Storytelling là một nghệ thuật kể chuyện thông qua từ ngữ, hình ảnh và video. Khi sử dụng các tình huống, lời nói và hành động chân thực sẽ kích thích sự tưởng tượng và đồng cảm của khách hàng. Đây là một cách giúp truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó Storytelling còn là một phương pháp Marketing tuyệt vời được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông. Và các Storytelling thành công có thể tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của khách hàng, giúp dẫn dắt họ đến mục tiêu của doanh nghiệp một cách tự nhiên nhất.
Lịch sử hình thành của Storytelling
Storytelling được hình thành từ nhu cầu cơ bản của con người, đó là việc thích nghe kể chuyện. Bởi vì não của chúng ta có xu hướng quan tâm, tò mò và thích ghi nhớ thông tin dưới dạng câu chuyện hoặc hình ảnh. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Storytelling để kích thích sự hiếu kỳ, khám phá và học hỏi của khách hàng, từ đó tạo ra sự kết nối dễ dàng hơn.
Quá trình phát triển của Storytelling
Storytelling đã phát triển qua ba giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn liên quan chặt chẽ đến các đặc trưng giao tiếp của xã hội loài người. Tuy nhiên, quá trình này không hoàn toàn độc lập mà thay vào đó là sự kế thừa và bổ sung lẫn nhau, đi cùng nhau cho đến hiện nay.
Giai đoạn 1: Kể chuyện bằng truyền miệng hoặc hình ảnh
Từ hàng triệu năm trước, người ta đã sử dụng các bức tranh và điêu khắc trên tường, phiến đá để kể chuyện. Những câu chuyện đó có thể là sự tích, huyền thoại hoặc kể về những sự kiện lịch sử mà họ đã trải qua.
Dần dần, hình thức kể chuyện bằng hình ảnh đã trở thành các câu chuyện truyền miệng để đáp ứng nhu cầu khám phá của con người thời đó. Văn hóa truyền miệng đã kéo dài qua các thế hệ cho đến khi chữ viết xuất hiện.
Giai đoạn 2: Kể chuyện bằng chữ viết
Giai đoạn thứ hai xảy ra sau vài thế kỷ kể từ giai đoạn đầu tiên. Lúc này, loài người đã bắt đầu sử dụng chữ viết để kể chuyện. Theo các nhà khảo cổ học, khoảng 5000 năm trước đây, con người đã phát triển hệ thống ký tự để ghi lại câu chuyện của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, câu chuyện không còn được viết lại nhiều mà đã thay bằng việc đánh máy và in ra và truyền tải rộng rãi hơn.
Giai đoạn 3: Sử dụng công cụ kỹ thuật số để kể chuyện
Trong giai đoạn này, con người đã bắt đầu sử dụng các công nghệ như điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc và mạng xã hội,… để kể chuyện và giao tiếp với nhau. Các phương tiện truyền thông phổ biến của thời đại công nghệ số bao gồm tivi, máy tính, điện thoại,…
Vì vậy sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là Internet sẽ giúp con người kể chuyện dễ dàng hơn bằng nhiều hình thức phong phú. Bạn có thể truyền tải câu chuyện của mình đến cộng đồng và tương tác với nhau.
Sự khác biệt giữa Content Marketing và Storytelling là gì?
Mặc dù cả Storytelling và Content Marketing đều sử dụng ngôn từ và nghệ thuật kể chuyện để tác động đến cảm xúc của người đọc. Để phân biệt hai thuật ngữ này, bạn có thể làm như sau:
Điểm giống nhau:
- Sử dụng nội dung và kỹ thuật ngôn từ để tiếp cận với khách hàng.
- Mục đích của cả hai thuật ngữ là khuyến khích và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động tiếp theo trong quá trình mua sắm (customer journey). Như vậy để tăng độ nhận diện cho thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi,..
Điểm khác nhau:
- Storytelling được sử dụng để tạo ra cảm xúc và kết nối với khách hàng thông qua một câu chuyện có tính sáng tạo. Mục tiêu của Storytelling là giúp khách hàng đồng cảm và hiểu rõ thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Câu chuyện có thể liên quan hoặc không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Content Marketing tập trung vào cung cấp thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, hoặc thúc đẩy khách hàng thay đổi hành vi mua hàng qua các nội dung được xuất bản trên các kênh online.
Lợi ích của Storytelling đem lại cho doanh nghiệp
Trong cuốn sách “Storytelling: Branding in Practice” của tác giả Klaus Fog (xuất bản năm 2005 bởi Springer). Ông nhấn mạnh rằng để tạo dựng giá trị cụ thể và kết nối cảm xúc với khách hàng, một thương hiệu mạnh cần phải học cách kể một câu chuyện thật hay. Vậy, lợi ích của storytelling là gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?
Tạo cảm hứng, lên ý tưởng cho content marketing
Khi viết nội dung, đôi khi bạn có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra ý tưởng mới. Trong trường hợp này, một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề là sử dụng Storytelling. Bằng cách này, bạn có thể chia sẻ thông tin với người đọc một cách dễ dàng và thoải mái hơn. Kỹ năng Storytelling giúp bạn tận dụng nội dung cũ và tạo ra một câu chuyện mới, hấp dẫn hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thu hút khách hàng tiềm năng
Storytelling là phương pháp truyền tải thông điệp tự nhiên và gần gũi nhất với con người nói chung và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nói riêng.
Việc sử dụng storytelling giúp khách hàng đồng cảm với thương hiệu và thiết lập mối quan hệ với người tiêu dùng. Khi đã xây dựng được mối quan hệ này, câu chuyện của thương hiệu sẽ được lan truyền rộng rãi và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu
Storytelling là một phương thức linh hoạt và hiệu quả để truyền tải thông điệp, sứ mệnh và câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp. Khác với quảng cáo truyền thống, việc kể chuyện sẽ giúp nội dung trở nên tự nhiên hơn và dễ tiếp cận hơn với khách hàng.
Bằng cách này, khách hàng sẽ đồng cảm với thương hiệu của bạn, từ đó tạo được lòng tin và sự trung thành với người dùng. Nếu thực hiện đúng cách, chiến lược storytelling có thể giúp doanh nghiệp thu hút đông đảo khách hàng và trở thành chủ đề công chúng quan tâm, giúp thương hiệu tỏa sáng.
Thiết lập vị trí dẫn đầu
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xây dựng storytelling giúp cho khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn nhiều hơn. Như vậy, doanh nghiệp cũng sẽ dần đạt được vị thế dẫn đầu trên thị trường.
Giao tiếp, thấu hiểu và nắm bắt được tâm lý của khách hàng
Storytelling là việc kể câu chuyện có liên quan đến thương hiệu một cách chân thật. Đây là cách giao tiếp với khách hàng và bạn có thể nắm bắt phản ứng của họ với câu chuyện.
Nếu câu chuyện của bạn thu hút được sự quan tâm và đồng cảm của nhiều người thì cho thấy nhu cầu sẻ chia của khách hàng về vấn đề đó là cao. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai một chiến dịch phù hợp.
Những dạng Storytelling phổ biến hiện nay
VinMedia đã giới thiệu cho bạn về 3 giai đoạn phát triển của Storytelling theo từng thời kỳ trong lịch sử. Tuy nhiên, để phân loại một cách chính xác và chuyên nghiệp thì Storytelling được chia thành 4 dạng: Digital Storytelling, Branding Storytelling, Visual Storytelling và Data Storytelling.
Data Storytelling
Data Storytelling là một phương pháp kể chuyện bằng chữ hoặc các con số nhằm cung cấp thông tin quan trọng đến khách hàng mục tiêu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, để tránh gây nhàm chán cho người đọc, phương pháp này phải đi theo một cốt truyện.
Việc sử dụng Data Storytelling giúp biến những con số và chữ số khô khan trở nên thú vị và thu hút người dùng hơn thông qua góc độ của người kể chuyện là doanh nghiệp.
Visual Storytelling
Hiện nay, nhu cầu xem hình ảnh và video đang trở nên phổ biến hơn việc đọc văn bản bởi vì người dùng muốn tiết kiệm thời gian. Do đó, phương pháp Visual storytelling đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các chiến dịch truyền thông.
Visual storytelling là phương pháp kể chuyện và truyền tải thông tin bằng hình ảnh hoặc video minh họa đầy màu sắc và sinh động. Nhờ vào các kỹ thuật đồ họa và chỉnh sửa video hiện đại, hình ảnh, video ngày càng trở nên hấp dẫn và dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và thu hút sự quan tâm của khán giả thông qua câu chuyện của mình.
Digital Storytelling
Digital storytelling là gì? Đó là phương pháp kể chuyện sử dụng nền tảng kỹ thuật số và kết hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Ví dụ như website, podcast, phim tài liệu kỹ thuật số,.. hay trò chơi tương tác để phát triển Digital Branding. Phương pháp này thu hút khách hàng bởi khả năng tiếp cận trên nhiều phương tiện, bao gồm hình ảnh video, đồ họa, âm thanh và xuất bản web.
Brand Storytelling
Brand Storytelling là phương pháp kể câu chuyện về thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập đều tạo cho mình một câu chuyện thương hiệu riêng. Câu chuyện đó có thể liên quan đến ý tưởng để thương hiệu ra đời, quá trình ra mắt sản phẩm mới,… Mục đích của Brand Storytelling là để khách hàng đồng cảm và hiểu rõ giá trị mà thương hiệu mang lại.
Những lưu ý khi tạo Storytelling theo nguyên tắc G-R-E-A-T
Vậy, tiêu chí đánh giá storytelling là gì? Liệu có phải các doanh nghiệp chỉ cần xây dựng câu chuyện một cách ngẫu hứng, cảm tính là đủ không?
Nếu bạn cho rằng storytelling trong marketing chỉ đơn thuần dựa trên cảm xúc của nhà quản trị thì đó là một sai lầm. Để thực hiện storytelling hiệu quả, bạn cần tuân thủ nguyên tắc G-R-E-A-T như sau:
G-Glued (kết nối)
Bạn cần đảm bảo rằng thông điệp marketing trong câu chuyện của mình có sự kết nối chặt chẽ với giá trị thương hiệu. Trong quá trình kể câu chuyện, bạn hãy thể hiện rõ ràng giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mang lại. Bên cạnh đó bạn cần tránh việc kể câu chuyện phiếm, không có liên quan gì đến thương hiệu.
R-Reward (phần thưởng)
Storytelling là cách để thể hiện giá trị mà thương hiệu của bạn mang đến cho khách hàng. Ví dụ, một thương hiệu thời trang có thể kể câu chuyện về quá trình sáng tạo ý tưởng hoặc việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cao cấp để khách hàng cảm nhận được sự đẳng cấp của sản phẩm.
E-Emotion (cảm xúc)
Một câu chuyện hay và hấp dẫn là khi có khả năng đưa người đọc trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn quyết định mua sắm của con người đều phụ thuộc vào cảm xúc của họ trong khoảnh khắc đó.
A-Authentic (tin cậy)
Ngoài những yếu tố trên, tính chân thật của câu chuyện cũng rất quan trọng. Không ai mong muốn bị lừa dối. Vì vậy, để chiếm được lòng tin của khách hàng, bạn cần trân trọng cảm xúc của mình và kể một câu chuyện có thật. Như vậy, niềm tin trong Storytelling mới được củng cố.
T-Target (mục tiêu)
Storytelling sẽ thành công khi câu chuyện được truyền tải đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Dù câu chuyện của bạn có rất hay và nghệ thuật, nhưng nếu khách hàng mục tiêu không hiểu thì hiệu quả của nó cũng bị giảm sút.
Cách viết Content Storytelling hiệu quả
Dưới đây là cách viết để bạn Content Storytelling một cách hiệu quả nhất.
Lựa chọn dạng cốt truyện phù hợp
- Cốt truyện Storytelling “từ tồi tệ đến thành công”
Là dạng câu chuyện so sánh trước và sau khi xảy ra một sự việc hoặc thay đổi nào đó. Câu chuyện này giúp người nghe thấy được sự tiến bộ từ chính nỗ lực của bản thân. Hay nhờ gặp được một ai đó, nhận ra một chân lý, hoặc sử dụng một sản phẩm/ dịch vụ nào đó để đạt được kết quả tích cực khác hoàn toàn so với trước đó.
- Cốt truyện Storytelling “vượt qua quái vật”
Đây là một câu chuyện về sự can đảm vượt qua những nỗi sợ hãi và ám ảnh trong một thời gian dài. Sau khi chiến đấu không ngừng, nhân vật chính đã quyết định vượt qua để đón nhận cuộc sống với tư duy tích cực hơn. Cốt truyện này chạm đến trái tim của nhiều người vì ai cũng có những nỗi sợ riêng và chưa dám đương đầu để vượt qua.
- Cốt truyện Storytelling “hành trình của người hùng”
Loại cốt truyện này được xem như một phiên bản nâng cao của Storytelling. Với việc kể về hành trình vượt qua quái vật kèm theo tất cả các phân cảnh từ lúc khởi đầu cho đến những thử thách và khó khăn. Và cuối cùng là thành công đạt được. Dạng cốt truyện này cũng mang lại động lực rất lớn cho người xem.
- Cốt truyện Storytelling “chinh phục”
Cốt truyện chinh phục trong Storytelling thường xoay quanh nhân vật chính, người đầy khát vọng và nỗ lực để chinh phục ước mơ của mình. Nội dung của câu chuyện sẽ tập trung vào quá trình lên kế hoạch, đặt mục tiêu và nỗ lực để đạt được điều mình mong muốn. Loại cốt truyện này thường phù hợp với những người có hoài bão và muốn đạt được thành công trong tương lai.
- Cốt truyện Storytelling “hoài niệm – chân lý”
Đây là dạng câu chuyện tự sự, kể lại những kỷ niệm hoặc trải nghiệm có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân. Các câu chuyện về tình bạn, tình cảm gia đình cũng thuộc loại câu chuyện này. Khi viết cốt truyện theo dạng này, bạn cần tránh khoe khoang về thành tích trong quá khứ mà hướng đến sự chia sẻ và kết nối với người xem nhiều hơn.
Hãy xác định góc nhìn của bạn khi kể chuyện
Trong nghệ thuật Storytelling, hai đối tượng quan trọng là nhân vật chính và người nghe. Nhân vật chính có thể là thương hiệu, sản phẩm hoặc khách hàng mục tiêu. Vì vậy bạn nên đặt ra các câu hỏi như tính cách nhân vật chính là gì? Tâm lý và hành vi của nhân vật chính ra sao.
Đồng thời, hãy đặt mình vào vị trí của người nghe để hiểu rõ mong muốn và sở thích của họ về câu chuyện. Như vậy bạn sẽ có góc nhìn của cả hai đối tượng sẽ giúp bạn tạo ra một câu chuyện thú vị và hấp dẫn.
Phác thảo cốt truyện
Để câu chuyện của bạn có sự kết nối logic giữa các phần với nhau, bạn cần phác thảo cốt truyện để nhìn được bức tranh tổng quan về câu chuyện. Một cốt truyện được đầu tư chỉn chu và hoàn hảo từng phần sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra lỗ hổng và chỉnh sửa.
Khi phác thảo cốt truyện rồi cũng giúp người xem hiểu được toàn bộ câu chuyện một cách dễ dàng. Bạn cũng nên nắm được nội dung chính cũng như thông điệp muốn truyền tải để đảm bảo cốt truyện đi đúng hướng ban đầu và giúp người xem nhận ra thông điệp ẩn sau câu chuyện.
Khai thác những ý tưởng sâu xa
Những câu chuyện chỉ lấy những ý tưởng chung chung sẽ không tạo nên sự độc đáo và không gây ấn tượng mạnh với người xem. Để tạo ra một câu chuyện thành công, bạn cần phải tìm hiểu sâu sắc về những gì đang thôi thúc khách hàng của bạn.
Như vậy bạn cần tìm cách khai thác những khía cạnh đó để tạo ra sự đồng cảm mạnh mẽ. Nếu bạn có thể khám phá được những điều sâu thẳm nhất trong tâm trí của người xem thì câu chuyện của bạn sẽ chắc chắn được thành công.
Các dẫn chứng thuyết phục
Để tạo nên một câu chuyện thật thuyết phục, bạn cần phải sử dụng các dẫn chứng thực tế để xây dựng cốt truyện và lời thoại cho nhân vật. Câu chuyện của bạn cũng không nên chỉ tập trung vào những chi tiết hư cấu mà phải có tính logic và thuyết phục cao.
Tạo ra “anh hùng” trong một câu chuyện
Bạn cần tạo ra một nhân vật “anh hùng” trong câu chuyện. Nhân vật này không nhất thiết là siêu anh hùng, mà có thể là một người vượt qua khó khăn, đạt được thành công hoặc giúp đỡ người khác.
Khi trong một câu chuyện mà có nhân vật như vậy sẽ giúp cho người xem yêu mến và đồng cảm với câu chuyện của bạn. Bên cạnh đó, điều này còn gia tăng thêm giá trị cho thương hiệu của bạn.
Kết luận
Như vậy trên đây là toàn bộ những kiến thức về Storytelling là gì? Những lợi ích của Storytelling đem lại cho doanh nghiệp. Tóm lại, Storytelling là việc sử dụng từ ngữ và cách kể chuyện để thu hút khách hàng và công chúng. Storytelling có thể bao gồm các bài học kinh doanh, con đường dẫn đến thành công của thương hiệu và tiểu sử của nhà sáng lập. Tuy nhiên, việc tạo nội dung hấp dẫn và kích thích cảm xúc khách hàng không phải là điều dễ dàng.
Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo thêm các kiến thức khác tại VinMedia. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912.399.322 để được hỗ trợ nhanh nhất.