Nếu bạn là một nhà tiếp thị hay bạn đang làm về SEO, chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ Google PageRank. Vậy PageRank là gì? Liệu chỉ số này có còn giá trị và là minh chứng cho sự hiệu quả của chiến lược SEO và xây dựng liên kết? Trong bài viết này, VinMedia sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về PageRank, cách kiểm tra và tối ưu chỉ số này một cách hiệu quả nhất.
Contents
Google PageRank là gì?
Thuật toán PageRank đánh giá giá trị của một trang web bằng cách xem xét số lượng và chất lượng của các trang liên kết trỏ đến nó. Điểm số xếp hạng của trang web được tính dựa trên các yếu tố này. Mục đích của PageRank là đánh giá tầm quan trọng của các trang web trong hệ thống World Wide Web, nhằm cải thiện chất lượng hoạt động của các công cụ tìm kiếm và đưa ra kết quả phù hợp với nhu cầu người dùng.
Tầm quan trọng của Google PageRank đối với website
Mặc dù Google đã loại bỏ PageRank khỏi công khai vào năm 2016 nhưng Google PageRank vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định độ uy tín của website và tên miền cho đến ngày nay. Google PageRank giúp tìm kiếm thông tin và tài liệu đáng tin cậy nhất cho một truy vấn cụ thể bằng cách xác định các liên kết có chất lượng cao.
Tuy nhiên, PageRank hiện chỉ là một trong số hơn 200 tín hiệu mà Google sử dụng để xếp hạng trang web. Một số công cụ SEO cung cấp chỉ số đo lường thẩm quyền của riêng họ, nhưng Google không sử dụng các chỉ số của bên thứ ba trong thuật toán của họ.
Việc hiểu cách hoạt động của PageRank có thể giúp bạn xây dựng các liên kết chất lượng và trở thành một SEOer chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần khéo léo trong việc sử dụng PageRank để tránh bị Google đánh giá là thiếu tự nhiên trong việc thiết lập liên kết trỏ về.
Cách xếp hạng Google PageRank các website
Thuật toán PageRank đánh giá mức độ quan trọng của các trang web dựa trên số lượng và trọng số của các liên kết trang web khác đến trang đó. Các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng thuật toán này để xếp hạng các trang web. Thuật toán này không quan tâm đến nội dung của website, mà chỉ quan tâm đến số lượng và trọng số của các liên kết trang web khác đến trang đó. Các trang web được đánh giá cao hơn nếu có nhiều trang web quan trọng khác liên kết đến nó.
Các thuật toán quan trọng của Google PageRank
Google PageRank là thuật toán đánh giá mức độ quan trọng của một trang web trên thang điểm logarit từ 0-10. Điểm PageRank được hiển thị trên thanh công cụ và thể hiện mức độ uy tín của trang web đó.
Google công khai giá trị PageRank mới vài tháng một lần. Pagerank xem mỗi liên kết là một loại phiếu bầu và trọng lượng của phiếu bầu này phụ thuộc vào điểm Pagerank của trang web.
Tuy nhiên, PageRank chỉ là một trong số những tín hiệu xếp hạng. Xếp hạng trang web bằng một số liệu cụ thể dễ theo dõi và chỉ tập trung vào tiềm năng xếp hạng chứ không phải thể hiện độ tin cậy và quyền hạn của một trang website.
Công thức thuật toán của Google PageRank
PageRank là một phân bố xác suất, thể hiện khả năng một người click chuột ngẫu nhiên vào đường link và đến được trang web tương ứng. Điểm PageRank của mỗi trang web phụ thuộc vào tỉ lệ % phân bố điểm số trên các trang web, vì vậy tổng số PageRank của tất cả các trang sẽ bằng 1.
Giả sử trang web A được liên kết từ các trang T1 đến Tn, thì ta có thể tính điểm PageRank của trang A bằng công thức sau:
Trong đó:
- T: Số lượng và chất lượng Internal Link trên các trang
- C: Số lượng Outlink trên mỗi trang
- PR: Chỉ số PageRank trên từng trang
- Tham số d (d: damping factor): Hệ số điều chỉnh có thể được đặt trong khoảng từ 0 đến 1. Đa phần thường hay lấy d là 0,85.
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Google PageRank
Để kiểm tra và tối ưu PageRank cho website, trước tiên bạn cần hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng chính đến PageRank.
Anchor Text
Trong quá khứ, anchor text đóng vai trò quan trọng trong thứ hạng của một trang web. Tuy nhiên, việc lạm dụng anchor text có thể dẫn đến phạt thủ công hoặc điều chỉnh theo thuật toán.
Khả năng một liên kết được nhấp vào
Khả năng một liên kết được nhấp vào là yếu tố ảnh hưởng chính trong thuật toán PageRank. Các liên kết có khả năng được nhấp vào khác nhau sẽ có giá trị khác nhau.
Internal links
Liên kết nội bộ (Internal links) là một chiến thuật SEO mạnh mẽ của Google để tăng PageRank. Cấu trúc liên kết nội bộ vững chắc giúp chia sẻ xếp hạng trang đến các trang khác trên trang web, từ đó củng cố các trang kém hiệu quả và làm cho website trở nên mạnh mẽ hơn.
Nofollow links
Các liên kết NoFollow là phương pháp được Google đề xuất để đánh dấu các liên kết là quảng cáo, được tài trợ hoặc thỏa thuận khác. Thẻ nofollow giải quyết tình trạng tăng thứ hạng website qua các bình luận bị spam và đi link trên các blog có PageRank cao. Bằng cách cho phép người quản trị web ngăn không chuyển PageRank đến các liên kết cụ thể được đánh dấu.
Trước đây, SEOer đã sử dụng thuộc tính NoFollow để điều chỉnh dòng chảy của PageRank. Tuy nhiên, từ năm 2009, Matt Cutts của Google đã xác minh rằng PageRank sẽ được phân phối trên các liên kết ngay khi có thuộc tính NoFollow (nhưng chỉ chuyển qua liên kết sau).
Cách tối ưu Google PageRank hiệu quả
Dưới đây là một số cách tối ưu Google PageRank trên website mà VinMedia tổng hợp được bao gồm các nội dung sau:
Xây dựng hệ thống liên kết ngoài, liên kết trong và backlink chất lượng
Liên kết nội bộ
Ưu tiên trỏ các URL quan trọng và liên quan từ nhiều URL về chúng để tăng điểm Google PageRank và thúc đẩy traffic. Giữ những nội dung quan trọng gần trang chủ, thêm liên kết vào các trang web “mồ côi” và tránh lạm dụng “Nofollow” trừ khi cần thiết. Sửa các liên kết ngoài bị hỏng để tăng trải nghiệm người dùng.
Liên kết ngoài
Các liên kết ngoài không gây hại cho website. Tuy nhiên, việc website không có out link là điều không hề tự nhiên chút nào. Link đến các trang web uy tín để hướng người dùng đến những nguồn kiến thức mở rộng. Không nên lạm dụng “Nofollow”, sửa các liên kết ngoài bị hỏng vì nó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang website của bạn.
Hệ thống Backlink
Tập trung xây dựng Backlink chất lượng với các Domain có PageRank cao trỏ về và xây dựng hệ thống Backlink liên quan đến chủ đề của trang web. Bối cảnh để đặt liên kết cần phù hợp, khéo léo và khắc phục các trang bị hỏng để tránh làm lãng phí “Link Juice” chảy đến từ Backlink. Có thể sử dụng các báo mạng chính thống hoặc mua Guest Post để tăng điểm chất lượng cho web và tăng điểm PageRank.
Tối ưu các nội dung liên quan và có sự hiện diện xã hội tốt
Các website tốt là viết cho người dùng chứ không phải cho công cụ tìm kiếm. Vì thế, bạn hãy tập trung vào những nội dung có giá trị, độc đáo với người dùng đồng thời phải thường xuyên cập nhật để tăng mức độ liên quan về nội dung của một trang website.
Có một sự hiện diện tốt trên mạng xã hội sẽ giúp nâng cao vị thế của thương hiệu của bạn và có thể quảng bá nội dung tốt hơn thông qua việc được yêu thích, chia sẻ.
Tối ưu SEO Onpage
Để tăng hiệu quả mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang web, bạn có thể thêm từ hoặc cụm từ khác vào tiêu đề trang. Điều này sẽ cung cấp nhiều ngữ cảnh hơn cho bài blog. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng giới hạn ký tự cho thẻ mô tả meta để bao gồm nhiều chi tiết hơn và thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Để cải thiện nội dung trang, bạn có thể bổ sung thông tin giáo dục, số liệu và thông tin thực tế, hoặc các nội dung hữu ích khác.
Lựa chọn và phân bổ từ khóa
Cách hiệu quả để lựa chọn và phân bổ từ khóa là nghiên cứu và chọn từ khóa chính cụ thể cho mỗi trang nội dung trên website. Sử dụng các từ khóa ngắn và dài phù hợp trên các trang có liên quan để tận dụng tối đa. Nếu muốn tăng xếp hạng cho nhiều cụm từ khóa khác nhau, bạn có thể tạo một trang web riêng cho từng cụm từ khóa đang nhắm mục tiêu. Hãy đặt từ khóa trong URL, tiêu đề chính, tiêu đề phụ và dàn đều hợp lý trong toàn bộ bài viết.
Kết luận
Mặc dù các thuật toán xếp hạng của Google ngày càng phức tạp và nhiều người cho rằng PageRank không còn quan trọng, tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò trong nhiều kĩ thuật SEO hiệu quả, giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và thu hút khách hàng tiềm năng. VinMedia hy vọng chia sẻ của chúng tôi về thuật toán Google PageRank sẽ giúp bạn tối ưu website của mình. Nếu bạn cần đến dịch vụ viết bài chuẩn SEO hoặc dịch vụ SEO tổng thể, hãy liên hệ ngay với VinMedia qua hotline 0912.399.322 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.