Rel Nofollow và Follow links là hai thuật ngữ phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực SEO. Đây là các thẻ HTML được sử dụng để chỉ định cho các công cụ tìm kiếm cách xử lý và theo dõi các liên kết trên trang web. Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của VinMedia.
Contents
Rel Nofollow là gì?
Cùng VinMedia tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của link Nofollow như sau.
Khái niệm Link Nofollow
Rel là một thuộc tính HTML được sử dụng để quy định tính chất của các liên kết. Các thuộc tính rel=”nofollow” và rel=”dofollow” dùng để khai báo với các con bot Google.
Vậy Link Nofollow hay Rel Nofollow là gì? Thực tế, đây là các siêu liên kết có chứa thẻ rel=”nofollow”. Khi một liên kết có thuộc tính này, các công cụ tìm kiếm sẽ không quét dữ liệu nguồn link nofollow để đánh giá mức độ uy tín của website đích. Nói một cách dễ hiểu, thứ hạng của website không bị ảnh hưởng bởi link nofollow và liên kết này cũng không được tính vào chỉ số PageRank.
Cấu trúc của Link Nofollow
Nofollow có cấu trúc như sau:
<a href=”link-cần-điều-hướng” rel=”nofollow”>từ-khoá-cần-chèn-link</a>
Sự khác nhau giữa Rel Nofollow và Follow links là gì?
Đối với công cụ tìm kiếm, Rel Nofollow và Follow links có sự khác biệt rõ ràng với nhau. Cùng VinMedia tìm hiểu theo thông tin bên dưới:
Khái niệm
Follow links (Link Dofollow) cho phép công cụ tìm kiếm truy cập, theo dõi liên kết trỏ về website của bạn. Ngược lại, Rel Nofollow lại được sử dụng để ngăn chặn công cụ tìm kiếm đánh giá website dựa vào liên kết đó.
Đặc biệt, Google sẽ căn cứ vào các backlink trỏ về website để làm tiêu chí xếp hạng. Do đó, lựng backlink càng nhiều, website càng được đánh giá nhanh chóng và có thứ hạng cao.
Ngược lại với link dofollow, link nofollow không được tính vào thuật toán PageRank của Google. Điều này dẫn đến link nofollow không ảnh hưởng tới xếp hạng của trang web.
Cách kiểm tra link Nofollow và Dofollow
Để kiểm tra Nofollow và Dofollow, bạn xem mã nguồn trang web hoặc sử dụng công cụ kiểm tra link trên trình duyệt.
Với Rel Nofollow, liên kết sẽ có thuộc tính “rel=”nofollow” trong thẻ <a>.
Ví dụ: <a href=”https://www.facebook.com/vinmedia.com.vn” rel=”nofollow”>Vin Media</a>.
Với link Dofollow, liên kết không có thuộc tính “rel=”nofollow” trong thẻ <a>.
Ví dụ: <a href=”https://vinmedia.com.vn/seo-tong-the-tai-ha-noi“>Vin Media</a>.
Thẻ rel=“nofollow” ra đời như thế nào?
Năm 2005, Search Engines (công cụ tìm kiếm) tạo ra Nofollow Tag (thẻ Nofollow) để hạn chế những bình luận spam. Tức là, khi các siêu liên kết chứa thuộc tính rel=”nofollow”, Google sẽ tự động bỏ qua và không có bất cứ độ tín nhiệm nào với link đó. Điều này đảm bảo rằng những người spam sẽ không nhận được lợi ích từ việc lạm dụng các nguồn tài nguyên thông tin công cộng như bình luận blog.
Đến năm 2009, Google tiếp tục giảm thiểu lỗ hổng của PageRank Sculpting. Trước đây, PageRank Sculpting hoạt động theo cơ chế, nếu bạn có 3 liên kết trên một trang và có 1 link đặt “nofollow” thì tổng xếp hạng trang sẽ được phân chia giữa 2 liên kết “dofollow” còn lại. Do đó, nhiều người lợi dụng kỹ thuật này để thao túng kết quả xếp hạng bằng cách đặt link “nofollow” về trang web không cần thiết để họ có thể chuyển PageRank sang các web quan trọng hơn.
Chính vì vậy, Google đã thông báo rằng việc sử dụng Nofollow để chặn việc truyền giá trị PageRank sẽ không còn hiệu quả như trước. Tức là, nếu bạn để năm liên kết không theo dõi thì sẽ chảy về một điểm xếp hạng duy nhất trên mỗi trang.
Vai trò của thẻ Rel Nofollow trong SEO
Thẻ Rel Nofollow là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần tạo nên thành công của chiến dịch SEO. Cùng VinMedia tìm hiểu ngay vai trò của thẻ này.
Tăng traffic, tạo Follow Links
Trong chiến dịch SEO, thẻ “rel=nofollow” không giúp tăng traffic hoặc tạo follow links trực tiếp. Thực tế, thẻ “rel=nofollow” được sử dụng để ngăn các công cụ tìm kiếm theo dõi hoặc đánh giá các liên kết ngoài có trong trang web.
Khi bài viết có nội dung chất lượng, bạn có thể chia sẻ lên các group hay các nền tảng mạng xã hội. Nếu nội dung bạn cung cấp phù hợp thì khách hàng sẽ click vào và tăng traffic cho website. Mặt khác, khi bên khác thấy bài viết hay, phù hợp và uy tín thì chẳng có lý do gì mà họ không trỏ link tới website của bạn để tăng trải nghiệm người dùng.
Có thể nói, để người dùng liên kết với website, họ sẽ tìm hiểu theo hành trình sau:
- Xem nội dung
- Thích nội dung
- Giới thiệu nội dung đó cho người dùng khác.
Do đó, liên kết nofollow thường là chất xúc tác cho các liên kết followed.
Đa dạng backlinks
Thẻ “rel=nofollow” giúp đa dạng hóa backlinks, làm cho các liên kết tính từ nhiều nguồn khác nhau trở nên chất lượng hơn. Điều này có thể giúp cải thiện thứ hạng và hiệu suất tổng thể của trang web trong kết quả tìm kiếm. Do đó, sử dụng thẻ “rel=nofollow” đối với một số liên kết có thể khuyến khích đa dạng hóa backlinks và tối ưu hóa chiến lược SEO.
Tránh hình phạt của Google
Thẻ rel nofollow được sử dụng để tránh hình phạt của Google và các công cụ tìm kiếm khác liên quan đến việc xây dựng liên kết không tự nhiên hoặc spam. Khi một trang web có quá nhiều liên kết dofollow có thể bị Google đánh giá là đang spam.
Ngoài ra, khi bạn đặt liên kết trả phí từ trang web khác đến website của mình, bạn nên đánh dấu là link nofollow. Vì trong trường hợp này, nếu bạn không thực hiện thì sẽ bị đánh giá là bạn đang làm giả hồ sơ liên kết và dẫn đến bị phạt bởi chính sách của Google.
Những liên kết có thể đặt Nofollow
Thẻ “rel=nofollow” có thể được đặt cho các liên kết sau đây:
- Youtube
- Wikipedia
- Quora
- …
Cách dùng thẻ rel=”nofollow” để tạo link nofollow
Sau đây là cách tạo nofollow đơn giản trong WordPress để bạn tham khảo.
Tạo link nofollow thủ công
Người dùng có thể sử dụng thẻ nofollow theo các bước sau:
- Bước 1: Tạo bài viết mới.
- Bước 2: Chọn từ, cụm từ mà bạn muốn chèn liên kết. Chọn biểu tượng liên kết trên thanh công cụ hoặc thao tác nhanh bằng tổ hợp Ctrl + K.
- Bước 3: Đổi chế độ bài viết sang HTML bằng cách chọn “Văn bản”.
- Bước 4: Tìm tới liên kết đã gắn nofollow.
- Bước 5: Thêm thẻ rel=”nofollow” vào giữa a và href.
Tạo link nofollow bằng Plugin
Hiện nay, để tiện lợi trong quá trình tạo link nofollow, người dùng có thể sử dụng plugin SEO như All-in-One SEO. Nhờ sự trợ giúp của các Plugin này, SEOer không cần phải chỉnh sửa thủ công link nofollow vào nội dung. Để thực hiện cài thẻ này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn từ khoá, cụm từ.
- Bước 2: Chọn biểu tượng link trên thanh công cụ và chèn link.
- Bước 3: Tại cửa sổ nhỏ với các tuỳ chọn tiêu đề, chọn ký hiệu cài đặt và tích vào rel=”nofollow” to link.
- Bước 4: Nhấn cập nhật.
Sử dụng thẻ Nofollow khi nào?
Thẻ “nofollow” giúp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của chiến lược SEO, đồng thời tăng độ tin cậy và uy tín của trang web trong mắt cả người dùng và các công cụ tìm kiếm. Vậy những trường hợp nào nên sử dụng thẻ nofollow? Cùng VinMedia tìm hiểu sau đây.
Liên kết không đáng tin
Để thẻ “nofollow” khi nhận thấy liên kết không đáng tin cậy là một cách để bảo vệ trang web của bạn khỏi các liên kết không tự nhiên hoặc spam. Đồng thời, điều này giúp bạn tuân thủ các hướng dẫn và nguyên tắc tối của Google.
Những liên kết không phải do bạn viết hoặc nội dung không được kiểm chứng như: các bình luận trong bài post, các diễn đàn trỏ link về website của bạn. Trường hợp này, bạn nên sử dụng thẻ rel=”nofollow” để bảo vệ trang web.
Liên kết có trả phí
Hiểu một cách đơn giản, các liên kết trả phí là liên kết quảng cáo được đặt tại website như: Google Adsense, Affiliate Links… Nếu bạn không đặt thẻ nofollow, Google sẽ tiến hành phạt trang web này.
Google Bot thu thập dữ liệu nhanh hơn
Hiểu một cách đơn giản, nếu website của bạn có 50 bài viết. Trong đó có 10 bài viết không chất lượng còn 40 bài viết còn lại thì quan trọng. Lúc này, để Google Bot thu thập dữ liệu nhanh hơn, bạn hãy thêm thẻ rel=”nofollow” vào liên kết nội bộ.
Khi đặt thẻ nofollow, Google Bot sẽ nhanh chóng thu thập được dữ liệu để tăng truy cập cho những bài viết chất lượng mà bạn đẩy link về.
Kết luận
Như vậy, VinMedia đã giúp bạn tìm hiểu rõ về thuật ngữ Rel Nofollow và Follow links là gì. Bằng cách sử dụng thẻ “nofollow”, người quản trị trang web có thể kiểm soát chất lượng các liên kết đến trang. VinMedia tin chắc rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc có thể tự tin áp dụng thẻ rel=”nofollow” trong việc tối ưu website.
Bên cạnh những thông tin kiến thức SEO hữu ích, hiện nay, VinMedia còn tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp SEO tổng thể cho doanh nghiệp. VinMedia tin rằng chúng tôi và bạn có cùng “gốc giá trị” là hướng đến tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc, nhu cầu tư vấn về các dịch vụ SEO của chúng tôi, vui lòng liên hệ 0912.399.322 để được tư vấn trực tiếp.