Chọn từ khóa SEO là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với SEO. Việc lựa chọn được một keyword đúng sẽ tạo sự kết nối giữa người dùng và Website của bạn. Từ đó, từ khoá này giúp trang web của bạn thu về lượng truy cập đáng kể. Bài viết dưới đây của VinMedia sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các bước chọn từ khoá một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Contents
Tìm ý tưởng từ khoá liên quan
Để bắt đầu vào nghiên cứu từ khoá thì bạn cần tìm được ý tưởng cho nhóm từ khoá liên quan.
Dựa vào đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu từ khoá để chọn từ khóa SEO dựa vào đối thủ cạnh tranh là một phương pháp quan trọng trong việc phân tích và tối ưu hóa chiến dịch SEO. Bằng cách khám phá và đánh giá từ khoá mà đối thủ của bạn đang sử dụng, bạn có thể thu thập thông tin quan trọng để định hình chiến lược của mình và cạnh tranh hiệu quả trong lĩnh vực tương tự.
Xác định đối thủ cạnh tranh: Đầu tiên, xác định những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc cùng ngành, cùng lĩnh vực của bạn.
Phân tích từ khoá của đối thủ: Bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khoá để xác định các từ khoá chính mà đối thủ đang xếp hạng cao và có nhiều lượt tìm kiếm. Một số công cụ hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo như: Ahrefs, Keyword Tool.io, Semrush…
Cụ thể, sau khi tìm được bộ từ khoá của đối thủ, bạn có thể lọc theo điều kiện:
- Chọn từ khoá có xếp hạng từ top 1 đến top 20.
- Search volume càng cao càng tốt (có thể trên 200).
- Keyword difficulty càng thấp càng tốt (có thể nhỏ hơn 5).
Bạn có thể phân tích nhiều đối thủ một lúc để tìm ra bộ từ khoá phù hợp với chiến lược SEO của mình.
Sử dụng từ khoá hạt giống
Seed Keyword – từ khoá hạt giống là thuật ngữ phổ biến được dùng trong SEO. Đây là những từ khoá chính ban đầu mà bạn sử dụng để bắt đầu quá trình nghiên cứu từ khoá. Bạn cần xác định những Seed Keyword chính liên quan đến nội dung hoặc lĩnh vực mà bạn muốn tìm kiếm.
Từ khoá hạt giống có thể là bất cứ từ khoá rộng nào có liên quan đến thị trường ngách của bạn. Chẳng hạn với chủ đề “Làm bánh”, từ khoá này có thể dẫn đến việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến việc làm bánh như công thức, cách làm bánh, nguyên liệu, hoặc các loại bánh cụ thể như bánh ngọt, bánh mì, bánh sinh nhật, bánh kem…
Sử dụng từ khóa có xếp hạng trong website
Trong quá trình chọn từ khóa SEO mà trang web của bạn đã xếp hạng trong kết quả tìm kiếm trên Google. Điều này giúp bạn nhận ra những từ khóa mà website của bạn đã có hiệu quả và tiềm năng trong việc tăng lượng truy cập.
Bên cạnh đó, trong bộ từ khoá mà bạn đã triển khai sẽ có trường hợp từ khoá không lên top. Điều này minh chứng cho việc bài viết của bạn không nhận được lượng truy cập của khách hàng. Với trường hợp này, bạn có thể thử cách sau:
- Tối ưu nội dung của bài viết chứa những những từ khóa này.
- Triển khai nội dung mới để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm tốt hơn cho khách hàng.
Một công cụ giúp bạn dễ dàng xác định các từ khóa bạn đã xếp hạng trong Google là Google Search Console (GSC).
Phân tích từ khoá
Phân tích từ khoá quá trình đánh giá, phân tích hành vi tìm kiếm của khách hàng khi search những từ, cụm từ đó trên các công cụ tìm kiếm. Để thực hiện bước này, bạn hãy thực hiện nghiên cứu như sau:
Search Volume của từ khoá
Search Volume là một chỉ số quan trọng trong nghiên cứu từ khoá. Dựa vào phân tích Search Volume, bạn có thể tìm hiểu xu hướng tìm kiếm và ưu tiên các từ khoá có lượng tìm kiếm cao để tối ưu hóa nội dung và chiến dịch SEO của bạn. Nếu từ khoá có volume bằng 0 thì tức là không ai tìm kiếm từ khoá đó cũng như bạn có thể sẽ không nhận được bất kỳ lượng truy cập nào.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo Long-tail Keyword hay được gọi là từ khoá đuôi dài. Từ khoá này thường gồm nhiều từ và mô tả rõ hơn ý định của người dùng so với từ khoá chính. Nhiều người thường bỏ qua dạng từ khoá này vì lượng search volume thấp. Tuy nhiên, nhờ tính cụ thể nên từ khoá đuôi dài lại có xu hướng chuyển đổi tốt hơn và tạo được lượng truy cập đáng kể.
Cụ thể: Người dùng tìm kiếm “Máy ảnh chụp ảnh chân dung chất lượng cao” thường có nhiều khả năng mua hàng hơn so với người tìm kiếm cụm từ “Máy ảnh”.
Keyword Difficulty – Độ khó của từ khoá
Keyword Difficulty (KD) được hiểu là số liệu ước tính độ cạnh tranh để xếp hạng trong 10 kết quả tìm kiếm không phải trả tiền hàng đầu của Google. KD được quy định trên thang điểm từ 0 đến 100. Nhờ vào chỉ số KD, bạn có thể tìm được nhiều cơ hội với các mức độ cạnh tranh thấp.
Xác định mục đích tìm kiếm liên quan đến nội dung
Search Intent là ý định tìm kiếm hay còn được hiểu là mục đích của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Xác định được đúng hướng tìm kiếm của người dùng cũng giúp bạn hiểu được từ khoá tốt hơn, từ đó giúp:
- Định hình chiến lược nội dung chính xác và hiệu quả.
- Lọc và phân nhóm từ khoá không liên quan.
- Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Có 4 loại mục đích tìm kiếm chính của khách hàng:
- Mục đích điều hướng: Người dùng muốn tìm một trang cụ thể mà họ đã biết trước đó.
- Mục đích thông tin: Người dùng muốn tìm thông tin cụ thể về vấn đề mà họ đang quan tâm.
- Mục đích thương mại: Người dùng muốn thực hiện nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
- Mục đích giao dịch: Người dùng muốn hoàn thành chuyển đổi để mua sản phẩm và dịch vụ cụ thể.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng vì vậy mà bạn hãy đặt bản thân vào vị trí của người mua. Điều này giúp bạn hiểu được đúng insight của người tìm kiếm và giải quyết được những thắc mắc tại sao họ lại search chủ đề này.
Phân tích SERP
Phân tích SERP (Search Engine Results Page) trong nghiên cứu từ khoá là quá trình xem xét và đánh giá các kết quả hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google. Việc phân tích SERP giúp bạn hiểu rõ hơn về cách các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả và cung cấp thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu từ khoá.
Mục đích của phân tích SERP giúp bạn xác định những điều sau:
- Nội dung mà người dùng quan tâm và muốn tìm hiểu.
- Phân tích được những cơ hội mà đối thủ cạnh tranh bỏ lỡ.
- Tối ưu onpage và SEO kỹ thuật.
- Ước tính tỷ lệ nhấp chuột (CTR) không phải trả tiền.
Chọn từ khóa SEO
Từ khoá chính hay còn được gọi là từ khoá mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO. Các từ khoá chính được sử dụng trong nội dung trang web, bài viết, tiêu đề, mô tả, và thẻ tag để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic search results).
Việc chọn từ khóa SEO là giúp công cụ tìm kiếm hiểu và liên kết nội dung trang web với các yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Khi người dùng nhập từ khoá chính vào công cụ tìm kiếm, các trang web chứa từ khoá chính phù hợp sẽ có cơ hội xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Do đó, việc nắm bắt từ khoá chính phù hợp và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong nội dung và chiến lược tối ưu hóa sẽ giúp tăng lượng truy cập đến trang web hoặc nội dung.
Để tìm được từ khoá chính phù hợp thì bạn cần nắm rõ mục đích mà người dùng hướng đến là gì. Từ đó bạn sẽ triển khai nội dung theo truy vấn người dùng. Đây chính là cách giúp Google dễ nhận diện content trên trang web của bạn. Keyword được phân làm 2 loại chính gồm:
- Từ khoá bán hàng
- Từ khoá thông tin sản phẩm, dịch vụ
Sau khi tiến hành nghiên cứu từ khoá, bạn cần thực hiện phân loại từ khoá và gộp lại một nhóm những từ có cùng search intent. Tiếp đó bạn chọn từ khoá chính phù hợp bằng cách ưu tiên từ khoá có lượng search volume cao và được nhiều người quan tâm.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc có thể biết thêm về cách chọn từ khóa SEO để giúp bạn nâng cao thứ hạng trên Google. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về SEO thì có thể truy cập website để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Ngoài ra, bạn có thể nâng cao sự hiển thị và định vị trang web của bạn ngay hôm nay với dịch vụ SEO tổng thể của VinMedia. Đội ngũ chuyên gia SEO của VinMedia sẽ giúp bạn đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm và thu hút lượng khách hàng lớn. Hãy liên hệ ngay tới hotline 0912.399.322 để được tư vấn trực tiếp.